👉 Table of Contents

Đối với trải nghiệm của bạn trên môi trường internet, DNS là một yếu tố vô cùng quan trọng. DNS duy trì một thư mục tên miền và dịch chúng sang địa chỉ IP trên internet.

⚙️ Giới thiệu DNS

DNS, viết tắt của Domain Name System, là hệ thống quản lý và phân giải tên miền trên Internet. Tưởng tự như một “danh bạ khổng lồ”, DNS chuyển đổi các tên miền dễ nhớ như “example.com” thành địa chỉ IP tương ứng như “192.0.2.1” để máy tính có thể hiểu và kết nối với máy chủ web.

Quá trình hoạt động của DNS bắt đầu khi người dùng nhập tên miền vào trình duyệt. Trình duyệt gửi yêu cầu tới máy chủ DNS gần nhất. Máy chủ DNS này sẽ kiểm tra xem nó có thông tin về tên miền đó không. Nếu có, nó trả về địa chỉ IP tương ứng. Nếu không, máy chủ DNS này sẽ tiếp tục truy vấn các máy chủ DNS khác cho đến khi tìm thấy địa chỉ IP.

Khi trình duyệt nhận được địa chỉ IP từ máy chủ DNS, nó sẽ sử dụng địa chỉ này để thiết lập kết nối đến máy chủ web và tải nội dung trang web tương ứng. Quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng và tự động, cho phép người dùng truy cập internet một cách thuận tiện mà không cần nhớ các địa chỉ IP phức tạp.

⚙️ Root-servers

Trang web https://root-servers.org là một nguồn thông tin quan trọng về các máy chủ gốc (root servers) trên Internet. Nó cung cấp các thông tin liên quan đến cơ sở hạ tầng DNS và các máy chủ gốc, bao gồm danh sách các máy chủ gốc trên toàn cầu, thông tin về quản lý và phân phối của các máy chủ này, cũng như các tài liệu và tài nguyên liên quan đến DNS và hệ thống tên miền.

https://root-servers.org/

⚙️ Một số Broker Domain

Broker domain là các công ty hoặc dịch vụ cung cấp cho người dùng khả năng đăng ký và quản lý tên miền trên Internet. Các broker domain thường cung cấp một loạt các dịch vụ liên quan đến tên miền, bao gồm:

  • Đăng ký tên miền: Cho phép người dùng đăng ký tên miền mới cho trang web của họ.

  • Chuyển nhượng tên miền: Hỗ trợ quá trình mua bán hoặc chuyển nhượng tên miền giữa các bên.

  • Tùy chỉnh DNS: Cho phép người dùng quản lý bản ghi DNS của tên miền, bao gồm các bản ghi A, CNAME, MX và TXT để điều hướng lưu lượng và cấu hình dịch vụ.

  • Bảo vệ quyền riêng tư: Cung cấp các dịch vụ bảo vệ quyền riêng tư để ẩn thông tin liên lạc của chủ sở hữu tên miền trong các cơ sở dữ liệu công khai WHOIS.

  • Hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho việc cấu hình và quản lý tên miền.

Broker Domain Quốc Tế Broker Domain Việt Nam
GoDaddy Mat Bao
Namecheap PA Vietnam
Squarespace Tenten
Bluehost VinaHost
Hover HostingViet
NameSilo Nhân Hòa
Dynadot Viettel IDC
Gandi Mắt Việt

⚙️ Giới thiệu về Squarespace

Squarespace là một nền tảng xây dựng trang web và cửa hàng trực tuyến phổ biến với các ưu điểm và nhược điểm sau:

Free WHOIS Privacy, SSL, and Premium DNS included. Host with us, or any provider of your choice. - UPDATE 27/3/2024

⚙️ Ưu điểm Squarespace:

  1. Thiết kế đẹp mắt: Cung cấp các mẫu thiết kế chuyên nghiệp và đẹp mắt, giúp người dùng tạo ra trang web ấn tượng một cách nhanh chóng.

  2. Dễ sử dụng: Giao diện trực quan và công cụ kéo và thả giúp người dùng tạo và quản lý trang web một cách dễ dàng, không cần kiến thức về lập trình.

  3. Hỗ trợ bán hàng: Có các tính năng tích hợp mạnh mẽ cho việc tạo cửa hàng trực tuyến và quản lý sản phẩm.

  4. Tích hợp tiếp thị: Hỗ trợ tích hợp các công cụ tiếp thị và phân tích để giúp người dùng tối ưu hóa hiệu suất trang web của họ.

⚙️ Nhược điểm Squarespace:

  1. Giá cả: Dịch vụ của Squarespace có thể đắt hơn so với các nền tảng khác, đặc biệt đối với các gói dịch vụ cao cấp.

  2. Hạn chế tùy chỉnh: Mặc dù Squarespace cung cấp các công cụ tùy chỉnh, nhưng nó có thể không linh hoạt như một số nền tảng tự lập trang web khác.

⚙️ Đăng ký tên miền của Squarespace

Đầu tiên, các bạn truy cập vào trang web Squarespace và thực hiện đăng ký hoặc Login bằng tài khoản Google


domains.squarespace.com

Tiếp theo, nhập key-word tên domain mà các bạn muốn vào ô tìm kiếm.

  • Squarespace sẽ check toàn bộ hiện hành đã được đăng ký và chưa đăng ký kèm giá cho các bạn lựa chọn

Thực hiện chọn lựa Domain rồi bấm tiếp tục như ảnh bên dưới


Thực hiện chọn lựa Domain rồi bấm tiếp tục như ảnh

Điền đầy đủ thông tin cá nhân, pháp lý và Bấm tiếp tục

Điền thông tin để in hóa đơn (nếu cần)

Nhập thông tin thẻ VISA/MASTERCARD để thanh toán

Giao diện quản lý các Domain bạn sở hữu của hệ thống Squarespace

Squarespace hỗ trợ cung cấp SSL/TLS miễn phí cho các trang web được xây dựng trên nền tảng của họ thông qua Let’s Encrypt. SSL/TLS (Secure Sockets Layer/Transport Layer Security) là một giao thức bảo mật dùng để bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng internet, đảm bảo rằng thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, mật khẩu, và giao dịch tài chính được mã hóa và an toàn.

Bằng cách tích hợp Let’s Encrypt vào hệ thống của họ, Squarespace giúp người dùng dễ dàng kích hoạt chứng chỉ SSL/TLS cho trang web của họ một cách tự động và miễn phí. Điều này giúp tăng cường sự tin cậy và an toàn cho trang web, cũng như cải thiện vị trí của trang web trên các công cụ tìm kiếm do SSL/TLS được coi là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google.


Trang quản lý Domain có giao diện như ảnh

⚙️ Cấu hình DNS Squarespace

Ở phần này, chúng ta vào tab DNS-> DNS Settings

Chúng ta sẽ xóa hết các Preset cấu hình mặc định của Squarespace đi nhé!

Tiếp tục Add Record như ảnh dưới:


Cấu hình DNS

⚙️ Kết quả Cấu hình DNS Squarespace

Sau khi cấu hình xong, chúng ta sử dụng dig trên Linux terminal để kiểm tra xem DNS cấu hình được chưa hen!

Note: The dig command, which can be used to verify correct configuration of DNS records, is not included in Windows. Before you can verify that your DNS records are configured correctly, you must install BIND.

Nếu không có Linux hoặc không thể sử dụng lệnh dig chúng ta có thể sử dụng ToolBox Google và điền thông tin tên miền của chúng ta


Google Admin Toolbox - Dig

Output Google Admin Toolbox - Dig check

id 43223
opcode QUERY
rcode NOERROR
flags QR RD RA
;QUESTION
www.mittochipzz.net. IN A
;ANSWER
www.mittochipzz.net. 14323 IN CNAME bangnguyendev.github.io.
bangnguyendev.github.io. 3523 IN A 185.199.108.153
bangnguyendev.github.io. 3523 IN A 185.199.109.153
bangnguyendev.github.io. 3523 IN A 185.199.110.153
bangnguyendev.github.io. 3523 IN A 185.199.111.153
;AUTHORITY
;ADDITIONAL

⚙️ Cấu hình CNAME Github-page

Điều kiện tiên quyết bước này là Check Output Dig phải có nhé!

  • Truy cập vào repo chứa source code và làm theo các bước như hình
  • Bước 3, quá trình check DNS cần một vài phút nhé!

  • Bước 4, đợi bước 3 check hoàn tất thì bạn cần phải tick HTTPS.

Note: DNS changes can take up to 24 hours to propagate.

⚙️ Giải thích thông số cấu hình

  • Lý do mình cấu hình như vậy ở đây hen!!!

Configuring a custom domain for your GitHub Pages site

Nhấn vào ảnh trên, chúng ta thấy ở hình dưới mục About custom domains and GitHub Pages -> Supported custom domains

Github-page hỗ trợ 3 loại Domain subdomain, Custom subdomain, Apex domain

  • Subdomain (Tên miền phụ): Phần của tên miền trước tên miền cấp cao nhất (TLD). Ví dụ: blog.example.com.

  • Custom Subdomain (Tên miền phụ tùy chỉnh): Subdomain được tạo ra để phản ánh một phần cụ thể của trang web hoặc dịch vụ. Ví dụ: “blog” trong blog.example.com.

  • Apex Domain (Tên miền gốc): Tên miền cấp cao nhất trong một hệ thống tên miền, thường được sử dụng cho trang chính của một trang web hoặc dịch vụ. Ví dụ: “example.com”.

  • Ví dụ, sở hữu tên miền mittochipzz.net từ Squarespace

Loại Tên Miền
Subdomain www.mittochipzz.net
Custom Subdomain blog.mittochipzz.net
Apex Domain mittochipzz.net

⚙️ Apex domain

Ở bài viết này, tôi sử dụng Apex domain có nghĩa là sẽ truy cập trực tiếp ` ` để vào trang web.

Lí do Cấu hình DNS Squarespace cho A Record là dựa vào các thông số như ảnh dưới đây

Kết quả config DNS cho Github-Page

Sau hơn 6 tiếng để DNS cấu hình thì trang Web nó đã hoạt động.

Như hình bên dưới thấy khi sử dụng địa chỉ gốc bangnguyendev.github.io thì báo về 301 Moved Permanently.

Trang web đã được chuyển tới mittochipzz.net